Các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán

Phân tích kỹ thuật là một trong những phương pháp không thể bỏ qua trên thị trường chứng khoán. Bởi nó liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp cũng như người chơi. Đây cũng là một phương pháp để nhà đầu tư đánh giá quá trình hoạt động của công ty. Dựa vào các công cụ phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư (NĐT) có thể đưa ra những điểm mua và bán hợp lý. Trong đó, các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán là một trong những yếu tố không thể bỏ qua. Để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về ý nghĩa của từng chỉ số. Từ đó áp dụng cho phù hợp và hiệu quả. Xin mời bạn cùng đến với bài viết sau của iFund.

Các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán

Tìm hiểu về các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán thì hầu như các nhà đầu tư đều sẽ tìm hiểu về các chỉ số. Để thành công, bạn cần phải tiếp xúc với nhiều công cụ, khái niệm và kỹ thuật phân tích khác nhau. Trong đó bạn không thể nào bỏ qua các chỉ số phân tích kỹ thuật. Công cụ này giúp ích rất nhiều cho nhà đầu tư để có thể phân tích chính xác hơn về thị trường. Đó cũng chính là yếu tố quan trọng để nhà đầu tư đánh giá được cổ phiếu tốt nhất. Vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm về chúng như thế nào? Trước tiên bạn cần phải hiểu được rõ hơn về phương pháp phân tích kỹ thuật là gì.

Tham khảo bài viết: Tìm hiểu về phân tích chứng khoán

Khái niệm phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Trong chứng khoán, phân tích kỹ thuật có tên gọi bằng tiếng Anh là Technical analysis. Nó được xem là một phương pháp phân tích dựa vào các biểu đồ hoặc đồ thị. Các biểu đồ và đồ thị thể hiện diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu. Chúng giúp phân tích các biến động về khả năng cung – cầu đối với cổ phiếu. Bằng cách sử dụng các mô hình và quy tắc trao đổi dựa trên các biến đổi giá cả và khối lượng; phương pháp này sẽ dự báo được hướng của giá cả thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu thị trường quá khứ. Qua đó, nhà đầu tư sẽ có được các quyết định tại thời điểm xem xét nên mua vào, bán ra hay giữ cổ phiếu trên thị trường.

Khái niệm phân tích kỹ thuật trong chứng khoán

Các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì?

Các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán được hiểu là những công thức tính toán hay dự báo giá dựa trên các thông số trong quá khứ. Ví dụ  như giá, khối lượng hay nhu cầu mua bán của một cổ phiếu. Chỉ báo kỹ thuật chứng khoán được xem là công cụ không thể thiếu giúp những nhà phân tích kỹ thuật ra quyết định giao dịch. Từ đó, họ có thể đưa ra quyết định mua vào, nắm giữ hay bán ra.

Các chỉ báo dùng để phân tích kỹ thuật trong chứng khoán là gì?

Vì sao nên dùng các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán?

Với những gì đã nhắc đến ở phần trên thì chúng ta không thể phủ nhận rằng các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán là công cụ không thể thiếu. Nên sử dụng chúng để giúp các nhà phân tích kỹ thuật xác định được thời điểm thích hợp mua bán chứng khoán, ra quyết định giao dịch phù hợp. Bên cạnh đó, các chỉ số này cũng sử dụng nhanh, dễ áp dụng. Chúng được dùng cho nhiều phiên giao dịch và không phụ thuộc vào báo cáo tài chính. Vì vậy nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện phân tích trên thị trường. 

Vì sao nên dùng các chỉ báo này để phân tích kỹ thuật?

Các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán thường gặp

Sau đây, iFund xin mách bạn thông tin về 4 chỉ số hay dùng nhất trong phân tích kỹ thuật. Đây là các chỉ báo phân tích kỹ thuật cơ bản thường được nhà đầu tư sử dụng:

  • Xu hướng giá cả
  • Chỉ báo khối lượng và chỉ báo dao động
  • Chỉ báo dao động
  • Đường trung bình động
  • Chuyển động trung bình hội tụ/phân kỳ

Hy vọng qua đây bạn sẽ hiểu rõ hơn về chúng và áp dụng thật hiệu quả nhé!

Tìm hiểu về các chỉ báo

Chỉ số phân tích xu hướng giá cả

Xu hướng giá cả được xác định qua chỉ số dao động Aroon. Đây là chỉ báo phân tích kỹ thuật được sử dụng để xác định hướng đi của đường giá. Nó còn giúp nhà đầu tư biết thị trường đang trong xu thế tăng, giảm hoặc trong một phạm vi nào đó. Với chỉ số này nhà đầu tư có thể dễ dàng mua, bán cổ phiếu để thu về lợi nhuận.

Xu hướng giá cả

Các chỉ số phân tích khối lượng giao dịch cân bằng 

Chỉ báo khối lượng cân bằng có ký hiệu là OBV. Chỉ số này được sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhằm giúp nhà đầu tư đo lực mua và lực bán của một chứng khoán theo thời gian. OBV có thể dự đoán được những thay đổi trong giá cổ phiếu thông qua việc sử dụng sự tăng, giảm của khối lượng. Đây là loại chỉ báo đo lường khối lượng giao dịch và có tính lũy kế. Nguyên lý hoạt động của OBV giống như một công cụ xác nhận xu hướng. Nếu giá và OBV đang tăng, điều đó giúp chỉ ra sự tiếp tục của xu hướng.

Khối lượng giao dịch cân bằng

Các chỉ số dao động ngẫu nhiên

Chỉ báo đo lường giá hiện tại so với phạm vi giá trong một khoảng thời gian nhất định được gọi là chỉ số dao động ngẫu nhiên. Từ 0 đến 100 là phạm vi giới hạn của chỉ số dao động này. Khi đường dao động vượt trên mức 80 được xem là tín hiệu mua quá mức, và khi xuống dưới mức 20 là tín hiệu bán quá mức.

Dao động ngẫu nhiên

Chuyển động trung bình hội tụ/phân kỳ

Đường trung bình động có lẽ là một chỉ báo không còn quá xa lạ với nhà đầu tư. Chỉ báo MACD là một chỉ báo động lượng được sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật và được nhiều nhà đầu tư hay dùng, MACD thể hiện sức mạnh của xu hướng. Chỉ báo này bao gồm hai đường là: đường MACD và đường tín hiệu. Khi MACD cắt và nằm dưới đường tín hiệu, giá đang đi xuống. Khi đường MACD cắt và nằm trên đường tín hiệu, giá đang có xu hướng đi lên.

Chuyển động trung bình hội tụ / phân kỳ

Kết luận

Các chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đầu tư chứng khoán. Dựa vào đây nhà đầu tư có thể dự đoán được các xu hướng giá để lựa chọn đầu tư cho phù hợp. Phân tích kỹ thuật là phương pháp thường được sử dụng bởi những nhà đầu tư ngắn hạn để xác định điểm mua vào và bán ra cổ phiếu. Để quá trình đầu tư được thuận lợi hơn, đừng quên theo dõi các bài viết đến từ iFund, bạn nhé!

Bài viết liên quan