Tại sao nên đa dạng hoá các khoản đầu tư?

Theo các chuyên gia, đa dạng hoá các khoản đầu tư là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất khi xây dựng danh mục đầu tư của bạn. Vậy đa dạng hoá là gì và tại sao nó lại quan trọng với các nhà đầu tư?

1. Đa dạng hoá các khoản đầu tư nghĩa là gì?

Hiểu một cách đơn giản, đa dạng hoá các khoản đầu tư là phương pháp phân tán rủi ro của bạn thông qua việc phân bố tài sản vào một số loại hình đầu tư khác nhau. Trái ngược với đa dạng hoá là việc chỉ tập trung đầu tư tất cả tiền vào một loại chứng khoán hay chứng chỉ quỹ duy nhất.

Đa dạng hóa là bước đầu tiên trong việc quản lý danh mục đầu tư của bạn, nhưng khi được thực hiện đúng cách, quá trình này có thể được tiếp tục và kéo dài trong suốt thời gian đầu tư của bạn. Lợi ích của việc đa dạng hóa sẽ phát triển theo thời gian.

da-dang-hoa-cac-khoan-dau-tu-nghia-la-gi-ifund

2. Đa dạng hoá các khoản đầu tư đem lại lợi ích gì?

2.1. Hạn chế rủi ro

Các cố vấn tài chính chuyên nghiệp thường nhắc nhở nhà đầu tư không nên đặt tất cả tiền của họ vào một loại tài sản hay tập trung rủi ro vào một lĩnh vực duy nhất.

Đa dạng hóa giúp bạn giảm thiểu rủi ro, nếu trong danh mục có một số khoản đầu tư đang bị giảm giá thì những khoản khác có thể tăng giá và bù đắp tổn thất cho bạn. Nhà đầu tư có thể mất một số tiền, nhưng không phải là toàn bộ.

Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước thì tiền mặt và các khoản đầu tư tiền mặt, chẳng hạn như quỹ thị trường tiền tệ, có ít rủi ro nhất và lợi suất thấp nhất trong số các loại đầu tư phổ biến nhất. Mặt khác, trái phiếu thường có rủi ro cao hơn với lợi suất đầu tư nhiều hơn tiền mặt. Cổ phiếu là sản phẩm đầu tư có rủi ro cao nhất và lợi nhuận tiềm năng hấp dẫn nhất. Bất động sản và hàng hóa có mức độ rủi ro khác nhau.

Một số quỹ mở cung cấp sự đa dạng hóa bằng cách gom tiền từ nhiều nhà đầu tư khác nhau và đầu tư vào các phương tiện đầu tư khác nhau, những quỹ như vậy thường được gọi là quỹ mở hỗn hợp. Bên canh đó cũng một số quỹ chỉ tập trung vào một ngành cụ thể, chẳng hạn như quỹ mở trái phiếu hay quỹ mở cổ phiếu

2.2. Bảo vệ khỏi suy thoái thị trường

Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận hấp dẫn từ sự thăng trầm của việc đầu tư, nhưng điều kiện thị trường khắc nghiệt sẽ làm tăng rủi ro. Đa dạng hóa giúp bảo vệ khỏi những điều kiện như vậy. Các điều kiện thị trường khiến một khoản đầu tư vượt quá kỳ vọng cũng có thể khiến một loại đầu tư khác hoạt động kém hiệu quả.

Đa dạng hóa nhằm mục đích hạn chế các khoản đầu tư tập trung vào một ngành bất kỳ (chẳng hạn như tài chính thế chấp hoặc chăm sóc sức khỏe) giúp bảo vệ danh mục, chống lại sự suy thoái tài chính nghiêm trọng, có tính hủy diệt trong ngành đó.

2.3. Đạt được các mục tiêu tài chính

Đa dạng hóa kết hợp với phân bổ tài sản hợp lý giúp bạn thiết lập và đạt được các mục tiêu tài chính của mình. Việc phân bổ các khoản đầu tư như thế nào trong danh mục đa dạng sẽ phụ thuộc vào khoảng thời gian cần thiết để đạt được mục tiêu tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro của bạn.

Ví dụ: bạn có thể phân bổ tiền của mình nhiều hơn vào các khoản đầu tư có rủi ro hơn với tiềm năng lợi nhuận cao hơn khi bạn ở độ tuổi 20. Ngược lại, bạn nên chuyển phần lớn số tiền của mình sang các khoản đầu tư thận trọng hơn khi bạn gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc việc lựa chọn phân bổ tài sản có tỷ trọng rủi ro thấp có thể giúp bảo vệ khoản đầu tư ban đầu của mình khi tiết kiệm cho chi tiêu.

da-dang-hoa-dem-lai-loi-ich-gi-ifund

3. Tái cân bằng các khoản đầu tư trong danh mục được đa dạng hoá

Đa dạng hóa danh mục đầu tư không chỉ diễn ra một lần; nhà đầu tư có thể điều chỉnh nhiều lần để cân bằng lại danh mục đầu tư của bạn. Theo thời gian, danh mục đầu tư của bạn có thể bị mất cân bằng về rủi ro và cần được tái cân bằng để khôi phục các lợi thế mà đa dạng hóa và phân bổ tài sản đem lại.

Tái cân bằng yêu cầu khôi phục lại tỷ lệ phân bổ tài sản ban đầu giữa các loại hình đầu tư. Kết quả đầu tư đi xuống có thể là do bạn đang tập trung quá nhiều tiền vào một số loại hình đầu tư. Tái cân bằng cho phép bạn áp dụng lại chiến lược đa dạng hóa và phân bổ tài sản ban đầu, đồng thời đưa danh mục đầu tư của bạn trở lại điều kiện quản lý rủi ro ban đầu.

4. Đầu tư quỹ mở iFund giúp bạn đa dạng hoá các khoản đầu tư

Nhà đầu tư cá nhân có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng bằng cách tự mua các loại chứng khoán riêng lẻ hoặc đầu tư vào các quỹ mở hỗn hợp. Khi tự đầu tư, bạn cần phải nghiên cứu và lựa chọn kĩ càng từng khoản đầu tư một, điều nay có thể gây khó khăn cho những nhà đầu tư bận rộn hoặc không có nhiều kinh nghiệm. Khi đó, quỹ mở là một giải pháp thay thế lý tưởng

Quỹ mở iFund là quỹ đầu tư hỗn hợp được thiết kế bởi Công ty chứng khoán Techcom Securities (TCBS). Danh mục đầu tư của iFund bao gồm các cổ phiếu và trái phiếu có chất lượng tốt nhất trên thị trường, giúp đem lại dòng thu nhập ổn định với tỷ suất sinh lời ở mức cao (6-12%/năm) cho các nhà đầu tư

Khi đầu tư iFund, bạn có cơ hội tiếp cận với hàng trăm loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau với số vốn tối thiểu chỉ từ 10.000 VNĐ. Cùng với hệ thống giao dịch trực tuyến mạnh mẽ của TCBS, iFund hứa hẹn sẽ là sân chơi lý tưởng cho các nhà đầu tư cá nhân muốn đa dạng hoá danh mục đầu tư đơn giản và nhanh chóng nhất. Bạn chỉ cần truy cập vào website: https://iwp.tcbs.com.vn/105C730690 và mở tài khoản TCBS là đã có thể trải nghiệm giao dịch chứng chỉ quỹ iFund ngay hôm nay

huong-dan-ban-cach-dau-tu-mot-quy-chung-khoan-no-ifund

5/5 - (2 bình chọn)