So sánh Quỹ trái phiếu và Chứng chỉ tiền gửi

so-sanh-quy-trai-phieu-va-chung-chi-tien-gui-ifund

Các quỹ trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi hoạt động tương tự nhau ở chỗ cả hai khoản đầu tư đều tạo ra thu nhập. Các trái chủ và người sở hữu tài khoản chứng chỉ tiền gửi đều là những chủ nợ, họ cho các doanh nghiệp, chính phủ hoặc ngân hàng vay tiền, đổi lại họ sẽ được trả lãi. Mặc dù hai sản phẩm đầu tư tài chính này có nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên vẫn có một số điểm khác biệt cơ bản.

1. Tính đa dạng của Chứng chỉ tiền gửi và Quỹ trái phiếu

Khi bạn đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi, nghĩa là bạn đang gửi tiền của mình cho một tổ chức tài chính cụ thể. Trong khi bạn có thể mua trái phiếu thông qua các công ty môi giới đầu tư, thì với chứng chỉ tiền gửi, quá trình giao dịch chỉ liên quan đến hai bên: bạn và công ty phát hành chứng chỉ tiền gửi. Với một chứng chỉ tiền gửi, lợi nhuận đầu tư của bạn phụ thuộc vào tình trạng tài chính của một tổ chức.

Khi đầu tư vào một quỹ trái phiếu, bạn có cơ hội tiếp cận với nhiều loại trái phiếu do các đơn vị khác nhau phát hành. Người quản lý quỹ kiểm soát quỹ và có thể mua và bán trái phiếu một cách thường xuyên. Hầu hết các quỹ trái phiếu đều nắm giữ một danh mục đầu tư đa dạng, do đó, nhà đầu tư sẽ giảm thiểu rủi ro mất tất cả tiền nếu chỉ một công ty phát hành trái phiếu bị phá sản.

2. Tính thanh khoản

Là một cổ đông trong quỹ trái phiếu, bạn có cổ phần trong danh mục chứng khoán nợ của quỹ. Các quỹ trái phiếu thường là các khoản đầu tư mở, có nghĩa là bạn có thể mua hoặc bán chứng chỉ quỹ của mình bất kỳ lúc nào. Người quản lý quỹ bắt buộc phải mua lại chứng chỉ quỹ nếu bạn quyết định bán và số tiền bán được sẽ chuyển vào tài khoản của bạn vào ngày hôm sau. Nhìn chung, các quỹ mở đầu tư đều có tính thanh khoản cao

Khi bạn mua chứng chỉ tiền gửi, bạn đồng ý giữ tiền của mình dưới dạng ký gửi tại một tổ chức tài chính trong một thời hạn nhất định. Bạn không thể bán số tiền đó cho người khác và trong trường hợp bạn muốn rút tiền sớm thì thường phải trả phí phạt. Phí phạt có thể làm giảm lợi nhuận tổng thể mà bạn kiếm được.

Do đó, quỹ trái phiếu cung cấp cho bạn tính thanh khoản lớn hơn so với chứng chỉ tiền gửi.

tinh-thanh-khoan-chung-chi-tien-gui-ifund

3. Lợi nhuận của Quỹ trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi

Đối với chứng chỉ tiền gửi, bạn ký một thỏa thuận đặt cọc có thời hạn và dựa trên các điều khoản của thỏa thuận đó, thông thường bạn sẽ nhận được một tỷ lệ lãi suất cố định. Một số chứng chỉ tiền gửi có lãi suất thay đổi, nhưng hợp đồng có bao gồm các chi tiết về lợi nhuận tối thiểu và tối đa có thể có của bạn.

Khi sở hữu chứng chỉ quỹ trái phiếu, bạn sẽ được người quản lý quỹ phân phối lợi nhuận bằng các khoản thanh toán lãi suất trên các trái phiếu có trong quỹ. Việc trả lãi suất có thể thay đổi bất cứ lúc nào nếu các công ty phát hành trái phiếu không trả được nợ hoặc nếu trái phiếu đáo hạn và người quản lý quỹ thay thế trái phiếu cũ bằng trái phiếu mới có lợi suất thấp hơn.
Do đó, chứng chỉ tiền gửi cung cấp lợi nhuận cố định trong khi lợi nhuận từ quỹ trái phiếu có thể dao động lớn hơn

4. Rủi ro và lợi ích

Chứng chỉ tiền gửi do các ngân hàng và hiệp hội tín dụng phát hành không dao động về giá trị. Bạn có thể mất tiền nếu công ty phát hành chứng chỉ tiền gửi bị phá sản, nhưng các khoản đầu tư này thường được bảo đảm bởi các ngân hàng cho mỗi chủ tài khoản mỗi tổ chức tài chính. Do đó, tiền gốc của bạn nói chung là an toàn.

Giá trị của trái phiếu trong quỹ trái phiếu có thể dao động hàng ngày. Người nắm giữ trái phiếu có thể mua và bán trái phiếu trên thị trường mở, và trái phiếu có thể bán với giá ưu đãi hoặc chiết khấu tùy thuộc vào điều kiện thị trường. Trái phiếu ngắn hạn ít biến động hơn trái phiếu dài hạn nhưng quỹ trái phiếu không cung cấp cho bạn sự bảo đảm giống như chứng chỉ tiền gửi. Mặt khác, chứng chỉ tiền gửi không cung cấp cho bạn tiềm năng tăng giá, trong khi quỹ trái phiếu có thể tăng giá trị.

rui-ro-va-loi-ich-ifund

5. Đầu tư trái phiếu dễ dàng hơn với Quỹ trái phiếu Techom (TCBF)

Quỹ trái phiếu Techom (TCBF) là một trong những quỹ mở đầu tư trái phiếu uy tín nhất hiện nay. Quỹ TCBF thuộc Quỹ mở iFund, được thiết kế và quản lý bởi Công ty chứng khoán Techcom Securities (TCBS)

100% giá trị tài sản ròng (NAV) của TCBF được đầu tư vào những trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, tín phiếu và những chứng khoán nợ khác có chất lượng tốt nhất trên thị trường. Do đó, khi mua chứng chỉ quỹ TCBF, bạn có cơ hội sở hữu danh mục đầu tư đa dạng và tham gia cùng 50 ngàn nhà đầu tư khác trên khắp cả nước.

Tại TCBS, bạn sẽ được mở tài khoản chứng khoán trực tuyến nhanh chóng và đơn giản, chỉ cần truy cập vào website: https://iwp.tcbs.com.vn/105C730690, cung cấp các thông tin cần thiết và bắt đầu đặt mua chứng chỉ quỹ ngay hôm nay. Hướng dẫn chi tiết cho nhà đầu tư tại đây

nhung-dieu-ban-can-biet-ve-quy-mo-dau-tu-chung-khoan-no-ifund

5/5 - (5 bình chọn)