Như thế nào là một quỹ mở đầu tư cân bằng?

nhu-the-nao-la-mot-quy-mo-dau-tu-can-bang-ifund

Quỹ mở là một sản phẩm đầu tư tài chính đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm hiện nay. Mỗi quỹ mở sẽ có các khoản đầu tư và cách phân bổ tài sản khác nhau. Trong đó, quỹ mở đầu tư cân bằng là giải pháp được ưa chuộng nhất. Vậy bạn cần biết gì về loại quỹ mở này?

Quỹ mở cân bằng là gì?

Quỹ cân bằng là một loại quỹ mở thường có danh mục đầu tư bao gồm nhiều nhóm tài sản (chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu). Đầu tư vào quỹ mở nghĩa là bạn đang đầu tư vào một rổ các chứng khoán khác nhau.

Thông thường, quỹ mở cân bằng sẽ xây dựng danh mục dựa vào việc phân bổ tài sản cố định là cổ phiếu và trái phiếu, chẳng hạn như 70% cổ phiếu và 30% trái phiếu.

Cổ phiếu là thành phần vốn chủ sở hữu có thể đem lại tiềm năng lợi nhuận cao nhất trong các nhóm tài sản. Còn trái phiếu là một loại chứng khoán có thu nhập cố định thường được trả lãi suất đều đặn và ít rủi ro hơn so với cổ phiếu.

quy-mo-can-bang-la-gi-ifund

Mục tiêu đầu tư của một quỹ mở cân bằng

Quỹ mở cân bằng là một loại quỹ mở hỗn hợp, có đặc điểm đầu tư đa dạng hóa giữa hai hoặc nhiều loại chứng khoán. Số tiền mà quỹ đầu tư vào mỗi loại thường sẽ phải duy trì trong một khoảng giá trị tối thiểu và tối đa đã định. Một tên khác của quỹ mở cân bằng là quỹ phân bổ tài sản.

Danh mục đầu tư của quỹ cân bằng có thể được điều chỉnh để phù hợp với sự thay đổi của các điều kiện đầu tư tổng thể trên thị trường.

Mục tiêu đầu tư của quỹ cân bằng thường có xu hướng kết hợp giữa tăng trưởng và thu nhập, dẫn đến tính chất cân bằng của quỹ. Các quỹ cân bằng hướng đến những nhà đầu tư đang tìm kiếm sự kết hợp giữa nguồn thu nhập ổn định và tăng trưởng vốn gốc khiêm tốn.

Ưu và nhược điểm của một quỹ mở đầu tư cân bằng

Ưu điểm của Quỹ

Các quỹ cân bằng hiếm khi phải thay tỉ lệ giữa cổ phiếu và trái phiếu trong danh mục đầu tư và thường có tỷ lệ tổng chi phí thấp.
Tiền của nhà đầu tư sẽ được tự động dàn trải qua nhiều loại chứng khoán khác nhau, từ đó giảm thiểu rủi ro trước những biến động của thị trường nếu như có một chứng khoán hoặc lĩnh vực nào trong danh mục hoạt động kém hiệu quả.

Hầu hết các quỹ mở cân bằng đều có tính thanh khoản cao hơn so với việc mua trái phiếu riêng lẻ, nghĩa là cho phép các nhà đầu tư rút tiền định kỳ mà không làm xáo trộn việc phân bổ tài sản.

Những ưu điểm chính bao gồm:

  • Danh mục đầu tư đa dạng, được tái cân bằng tự động
  • Tỷ lệ chi phí thấp
  • Ít biến động hơn
  • Rủi ro thấp hơn

danh-muc-dau-tu-da-dang-ifund

Nhược điểm của Quỹ

Sự phân bổ tài sản sẽ thuộc quyền kiểm soát của người quản lý quỹ chứ không phải nhà đầu tư, điều này có thể sẽ không phù hợp với chiến lược về thuế của nhà đầu tư.

Ví dụ: nhiều nhà đầu tư mong muốn giữ các chứng khoán tạo ra lợi nhuận được ưu đãi về thuế trong tài khoản đầu tư nhưng hầu hết các cổ phiếu tăng trưởng lại là thu nhập chịu thuế, và không thể tách hai loại chứng khoán này trong một quỹ mở cân bằng.

Thành phần đặc trưng của quỹ mở cân bằng — thường là 60% cổ phiếu, 40% trái phiếu — có thể không phải lúc nào cũng phù hợp với mục tiêu tài chính của nhà đầu tư vì nhu cầu và sở thích có thể thay đổi theo thời gian. Một số quỹ mở cân bằng có danh mục đầu tư quá an toàn, tránh các khoản đầu tư rủi ro cao, nên có thể làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận.

Những nhược điểm bao gồm:

  • Phân bổ tài sản cố định
  • Mức thuế tổng thể không phải lúc nào cũng phù hợp
  • Lợi nhuận an toàn nhưng không cao

phan-bo-tai-san-co-dinh-ifund

Quỹ mở đầu tư cân bằng iFund của Techcombank

Quỹ mở iFund là một quỹ cân bằng được quản lý bởi Công ty chứng khoán Techcom Securities (TCBS) thuộc ngân hàng Techcombank. Danh mục đầu tư của iFund bao gồm những chứng khoán có chất lượng tốt nhất được niêm yết trên thị trường.

Ngoài việc thừa hưởng những ưu điểm vượt trội của một quỹ cân bằng, iFund còn có lợi thế là chứa những sản phẩm đầu tư riêng biệt bao gồm quỹ cổ phiếu Techcom TCEF, Quỹ trái phiếu Techcom TCBF và các khoản đầu tư ngắn hạn (Quỹ trái phiếu linh hoạt FlexiCa$h TCFF). Nhà đầu tư có thể lựa chọn tuỳ theo sở thích và nhu cầu đầu tư cá nhân.

Quỹ cổ phiếu TCEF có lãi suất 10%/năm cao hơn quỹ trái phiếu TCBF là 8%/năm và quỹ FlexiCa$h là 6%/năm, tiềm năng lợi nhuận cao hơn cũng sẽ có rủi ro đi kèm cao hơn. Vì vậy nhà đầu tư có thể dựa theo theo khả năng chấp nhận rủi ro của mình để đặt mua chứng chỉ quỹ phù hợp

Để mua chứng chỉ quỹ iFund, bạn cần mở tài khoản TCBS tại website: https://iwp.tcbs.com.vn/105C730690 và tiến hành đặt mua theo hướng dẫn. Bạn có thể xem hướng dẫn đầu tư iFund chi tiết tại đây.

quy-mo-ifund-la-mot-giai-phap-danh-cho-ban

5/5 - (3 bình chọn)