5 bước hướng dẫn cách đầu tư vào quỹ mở hiệu quả

5-buoc-huong-dan-cach-dau-tu-vao-quy-mo-hieu-qua-ifund

Nếu bạn đã quyết định lựa chọn quỹ đầu tư mở để đạt được mục tiêu đầu tư tài chính cá nhân của mình thì có một số điều cần lưu ý để việc đầu tư có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là hướng dẫn từng bước về cách thức đầu tư vào quỹ mở dành cho những người mới bắt đầu.

1. Cân nhắc về tình hình tài chính và ngân sách đầu tư của bản thân

Bước đầu tiên nhà đầu tư cần làm là phải nắm rõ về ngân sách tài chính của mình. Bước này có thể giúp bạn xác định cách thức đầu tư quỹ mở phù hợp với mục tiêu đầu tư tài chính cá nhân.

Đầu tư quỹ mở cần bao nhiều tiền? Số vốn tối thiểu để có thể mua chứng chỉ quỹ mở là bao nhiêu? Một trong những ưu điểm của quỹ mở là yêu cầu số vốn đầu tư tối thiểu ban đầu khá thấp.

Hầu hết các quỹ mở đều có mức vốn tối thiểu ban đầu khoảng 1 triệu VNĐ, một số khác có thể ít hơn, chẳng hạn như quỹ đầu tư mở iFund của Techcombank có số vốn tối thiểu chỉ từ 10.000 VNĐ. Với số tiền đó là bạn đã có thể mua được chứng chỉ quỹ mở iFund

Khi bạn đã đủ khả năng để đáp ứng được số tiền đầu tư tối thiểu, bạn vẫn có thể chọn số tiền mà bạn muốn đầu tư tiếp tục.

muc-tieu-dau-tu-tai-chinh-ca-nhan-ifund

2. Cách để chọn được loại quỹ mở đầu tư phù hợp

Bạn nên đầu tư vào loại quỹ mở nào? Sau khi đã quyết định tham gia quỹ mở nhưng bạn vẫn còn phân vân không biết cách để lựa chọn được quỹ mở phù hợp với mục tiêu đầu tư tài chính cá nhân thì bạn có thể tham khảo các loại quỹ mở chính sau:

Quỹ mở đầu tư cổ phiếu: đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu của các công ty, ví dụ như: Quỹ cổ phiếu Techcombank (TCEF), Quỹ cổ phiếu Bảo Việt (BVBF),…. Trong đó, một số quỹ mở tập trung đầu tư vào các cổ phiếu có chất lượng tốt được phát hành bởi những công ty lớn và trả cổ tức, một số khác lại đầu tư theo hướng tăng trưởng và không trả cổ tức,…

Quỹ đầu tư trái phiếu: đầu tư chủ yếu vào trái phiếu và các loại chứng khoán nợ khác nhau. Ví dụ: Quỹ trái phiếu Techcombank (TCBF), Quỹ trái phiếu Vietcombank (VCBF),…. Một số quỹ sẽ đầu tư vào các trái phiếu tương đối an toàn có chất lượng tín dụng tốt, trong khi một số khác đầu tư vào các trái phiếu lãi suất cao và đi kèm với rủi ro cao hơn.

Quỹ đầu tư cân bằng: đầu tư kết hợp giữ cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác. Danh mục đầu tư của loại quỹ mở này thường có tính đa dạng cao và bao gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau. Do đó, rủi ro và lợi nhuận của các khoản đầu tư có thể bù đắp cho nhau.

quy-mo-ifund-la-mot-giai-phap-danh-cho-ban

3. Cách mua chứng chỉ quỹ mở đầu tư

Nhà đầu tư có thể mua trực tiếp từ công ty quản lý quỹ mở, chẳng hạn như Techcom Securities (TCBS) – công ty quản lý quỹ đầu tư mở iFund của Techcombank. Hoặc nhà đầu tư cũng có thể chọn mua chứng chỉ quỹ mở thông qua một công ty môi giới trực tuyến. Khi mua chứng chỉ quỹ mở, bạn sẽ cần xem xét một vài điều sau:

Khả năng chi trả: Nhà đầu tư có thể phải trả các chi phí như phí giao dịch (hay hoa hồng) từ tài khoản môi giới và phí gia nhập từ chính quỹ mở

Lựa chọn quỹ: Nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ từ nhiều loại quỹ mở khác nhau để phù hợp với mục tiêu đầu tư tài chính cá nhân.

Công cụ nghiên cứu và phân tích: Một quỹ mở có thể bao gồm nhiều sự lựa chọn vì vậy nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của nhà đầu tư cũng nhiều hơn. Nhà đầu tư có thể làm việc với các chuyên gia tư vấn hoặc người môi giới để tìm hiểu thêm về cách thức đầu tư quỹ mở hiệu quả trước khi bắt đầu.

Dễ sử dụng: Nhà đầu tư có thể lựa chọn các quỹ mở có website hoặc ứng dụng điện thoại có giao diện thân thiện và dễ sử dụng. Điều này sẽ hữu ích cho nhà đầu tư khi tiến hành giao dịch chứng chỉ quỹ mở trực tuyến, đem lại trải nghiệm thoải mái hơn cho nhà đầu tư. Ví dụ: Khi giao dịch chứng chỉ quỹ mở iFund, nhà đầu tư thực hiện viện giao dịch hoàn toàn trực tuyến qua tài khoản TCBS cá nhân hoặc qua ứng dụng TCinvest

xem-xet-nhung-tai-san-ma-quy-mo-dau-tu-vao-ifund

4. Đầu tư quỹ mở có tốn phí hay không? Cách xác định chi phí trong quỹ mở đầu tư

Công ty quản lý quỹ mở sẽ tính phí hằng năm cho việc quản lý và điều hành các hoạt động của quỹ. Các khoản chi phí này được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm số tiền mà bạn đầu tư vào và được gọi là tỷ lệ chi phí. Ví dụ, nếu quỹ mở thu phí quản lý quỹ là 1% thì nhà đầu tư sẽ phải trả 100đ cho mỗi 10.000đ mà bạn đầu tư.

Tỷ lệ chi phí của quỹ mở được nêu rõ trong bản cáo bạch của quỹ để các nhà đầu tư có thể cân nhắc. Bởi vì những khoản phí này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư theo thời gian.

Một số khoản chi phí chính có thể có ở quỹ mở bao gồm: phí gia nhập ban đầu, phí quản lý quỹ hàng năm, phí trên mỗi giao dịch, phí mua lại chứng chỉ quỹ (thường áp dụng với các nhà đầu tư chỉ nắm giữ chứng chỉ quỹ trong một khoảng thời gian nhất định),…

Không phải tất cả các quỹ mở đều sẽ bao gồm những loại phí này, chẳng hạn như quỹ mở iFund chỉ tính phí quản lý quỹ, phí chuyển đổi giữa các quỹ thành viên và phí mua lại.

cach-xac-dinh-chi-phi-trong-quy-mo-dau-tu-ifund

5. Quản lý danh mục đầu tư tài chính cá nhân

Khi đã lựa chọn được quỹ mở phù hợp với mục tiêu đầu tư và khả năng tài chính cá nhân thì nhà đầu tư cần suy nghĩ về cách quản lý các khoản đầu tư của mình.

Thông thường bạn sẽ cần tiến hành tái cân bằng danh mục đầu tư mỗi năm một lần, nhằm mục đích giữ nó phù hợp với kế hoạch đa dạng hóa.

5/5 - (1 bình chọn)