Thời gian đáo hạn ảnh hưởng như thế nào đến Quỹ mở trái phiếu?

thoi-gian-dao-han-anh-huong-nhu-the-nao-den-quy-mo-trai-phieu-ifund

Quỹ trái phiếu là một loại quỹ mở, đầu tư chủ yếu các chứng khoán nợ do chính phủ, thành phố hoặc các doanh nghiệp phát hành. Hầu hết các quỹ trái phiếu đều hoạt động tương tự nhau, nhưng tuỳ thuộc vào thời gian đáo hạn bình quân của các trái phiếu mà quỹ đang nắm giữ thì sẽ có mức độ rủi ro và tiềm năng lợi nhuận khác nhau.

1. Quỹ trái phiếu khác nhau ở thời gian đáo hạn bình quân của mỗi quỹ

Trái phiếu khác nhau có thời gian đáo hạn dài ngắn khác nhau từ vài tháng cho đến 30 năm.

Các quỹ trái phiếu ngắn hạn chủ yếu bao gồm các trái phiếu có thời hạn từ 24 tháng trở xuống. Quỹ trái phiếu trung gian bao gồm các trái phiếu có thời gian đáo hạn bình quân từ hai năm đến 10 năm.

2. Thời gian đáo hạn ảnh hưởng đến thu nhập của quỹ trái phiếu

Trái phiếu là một chứng khoán nợ, nghĩa là tổ chức phát hành trái phiếu sẽ vay tiền từ những người mua trái phiếu (các trái chủ) và trả lãi định kỳ cho khoản nợ đó. Khoản lãi này thường được thanh toán hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm, ngoài ra còn có một số trái phiếu trả toàn bộ lãi khi đáo hạn.

Các quỹ mở trái phiếu đầu tư vào nhiều loại trái phiếu với mức lãi suất khác nhau. Người quản lý quỹ thường chuyển các khoản thanh toán lãi suất này cho nhà đầu tư dưới hình thức cổ tức định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý.

Thời gian đáo hạn của trái phiếu càng dài, tổ chức phát hành càng có nhiều nguy cơ bị vỡ nợ. Vì lãi suất gắn liền với mức độ rủi ro, nên lãi suất trả cho các trái phiếu trung hạn sẽ cao hơn so với các trái phiếu ngắn hạn.

Nếu bạn mong muốn tối đa hóa dòng thu nhập hàng tháng của mình, thì các trái phiếu trung hạn là sự lựa chọn mang lại tiềm năng lợi nhuận cao hơn so với trái phiếu ngắn hạn nhưng cũng sẽ đi kèm với nhiều rủi ro hơn.

thoi-gian-dao-han-anh-huong-den-thu-nhap-cua-quy-trai-phieu-ifund-tcbs

3. Giá trị thị trường của trái phiếu

Nếu quỹ nắm giữ một trái phiếu đến khi đáo hạn thì sẽ nhận được mệnh giá (số tiền mua trái phiếu ban đầu) của trái phiếu đó. Tuy nhiên, người quản lý quỹ có thể chọn bán trái phiếu cho một quỹ hoặc một nhà đầu tư khác trước khi trái phiếu đến hạn.

Khi lãi suất của các trái phiếu mới phát hành tăng, nhà quản lý quỹ có thể sẽ bán các trái phiếu cũ có lãi suất thấp hơn với giá chiết khấu. Ngược lại, khi lãi suất thị trường giảm, nhà quản lý quỹ nắm giữ các trái phiếu cũ với lãi suất cao có thể bán được các trái phiếu đó với giá cao hơn.

Các trái phiếu ngắn hạn sẽ ít nhạy cảm hơn với sự biến động của lãi suất, vì các trái phiếu này có thời gian đáo hạn không quá hai năm. Giá trị của các trái phiếu trung hạn (thời gian đáo hạn khoảng 10 năm trở lên) có nhiều khả năng thay đổi do sự biến động của lãi suất thị trường. Do đó, giá trái phiếu trong quỹ trái phiếu trung hạn dễ bị biến động hơn so với giá trái phiếu trong quỹ trái phiếu ngắn hạn.

gia-tri-thi-truong-cua-trai-phieu-ifund

4. Giao dịch trong Quỹ mở trái phiếu

Một phần chi phí hoạt động của quỹ mở trái phiếu sẽ dựa trên các hoạt động giao dịch. Quỹ sẽ trả phí để mua hoặc bán trái phiếu và các khoản phí này được chuyển cho các nhà đầu tư.

Người quản lý quỹ có nhiệm vụ tăng thu nhập cho quỹ và các nhà đầu tư của quỹ bằng cách tận dụng sự biến động về giá, bán trái phiếu với giá ưu đãi và mua trái phiếu khác với giá chiết khấu. Về lâu dài, điều này sẽ khiến chứng chỉ quỹ tăng giá trị nhưng trong thời gian ngắn, việc giao dịch thường xuyên sẽ dẫn đến tăng các khoản chi phí mà nhà đầu tư phải trả.

Vì các trái phiếu trung hạn có khả năng biến động về giá nhiều hơn so với trái phiếu ngắn hạn, điều này có nghĩa là các nhà đầu tư của quỹ trái phiếu trung hạn có xu hướng phải trả nhiều hơn về phí.

5. Xếp hạng tín dụng của trái phiếu

Các cơ quan xếp hạng tín dụng đánh giá chất lượng của trái phiếu ở cả quỹ trái phiếu ngắn hạn và trung hạn. Các tổ chức phát hành trái phiếu được đánh giá dựa trên mức độ tín nhiệm, các cơ quan thẩm định sẽ sử dụng hệ thống phân loại để cảnh báo các nhà đầu tư về chất lượng hoặc mức độ rủi ro của trái phiếu trong quỹ trái phiếu.

Các quỹ trái phiếu đầu tư vào các trái phiếu chất lượng cao trong dài hạn thì sẽ ít rủi ro hơn các trái phiếu ngắn hạn nhưng có chất lượng dưới mức đầu tư (hay còn gọi là trái phiếu rác)

danh-gia-quy-trai-phieu-ifund

6. Quỹ mở trái phiếu Techcom (TCBF) của Techcombank

Quỹ mở trái phiếu Techcom (TCBF) là một phần của Quỹ mở iFund, được quản lý bởi của công ty Techcom Securities (TCBS) thuộc ngân hàng Techcombank.

Quỹ TCBF đầu tư 100% tài sản vào các trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ và các chứng khoán nợ có chất lượng tín dụng tốt nhất thị trường để tạo ra lợi nhuận ổn định cho nhà đầu tư trong trung và dài hạn

Đối với các nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ quỹ TCBF trên 1 năm thì khi có nhu cầu bán chứng chỉ quỹ, quỹ sẽ mua lại với mức phí là 0%. Với các nhà đầu tư từ 3 năm trở lên, mức lãi suất kì vọng lên tới 8%/năm. Do đó, để việc đầu tư Quỹ mở iFund cũng như Quỹ TCBF có thể mang lại hiệu quả như mong muốn thì nhà đầu tư nên tham gia từ 3-5 năm trở lên.

Để việc đầu tư và quản lý dễ dàng hơn, các sản phẩm của quỹ mở iFund đều được giao dịch hoàn toàn trực tuyến. Nhà đầu tư chỉ cần mở tài khoản TCBS cá nhân và đặt lệnh mua chứng chỉ quỹ phù hợp với mục tiêu đầu tư của mình. Hướng dẫn mở tài khoản TCBS tại đây

5/5 - (2 bình chọn)