Quỹ mở đầu tư là gì? Tại sao nên tham gia vào quỹ mở?

ly-do-quy-mo-dau-tu-la-gi-ifund

Tham gia quỹ mở là một giải pháp tối ưu giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Cùng tìm hiểu thêm về quỹ mở và những lợi ích mà loại hình đầu tư này mang lại trong lĩnh vực đầu tư tài chính.

Quỹ mở đầu tư là gì?

Quỹ mở là quỹ đầu tư đại chúng, nghĩa là mọi thông tin hoạt động của quỹ đều được công khai minh bạch để các nhà đầu tư dễ dàng tìm hiểu và theo dõi.

Quỹ mở cho phép nhà đầu tư góp vốn của mình với các nhà đầu tư khác để cùng đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản có giá trị khác.

Quỹ mở được điều hành bởi các nhà quản lý quỹ chuyên nghiệp – những người sẽ thay mặt các nhà đầu tư nghiên cứu, ra quyết định mua loại chứng khoán nào và thời điểm rao bán thích hợp.

Tài sản chung của quỹ cũng được các chuyên gia giám sát và phân bổ hợp lý để tạo ra danh mục đầu tư đa dạng

Khi tham gia quỹ mở, nhà đầu tư có cơ hội tiếp xúc với tất cả các loại chứng khoán trong quỹ và bất kỳ khoản thu nhập nào mà chúng tạo ra.

Quỹ mở cũng cung cấp nhiều chiến lược và sản phẩm đầu tư khác nhau phù hợp với từng mục tiêu đầu tư tài chính.

Tìm hiểu thêm về quỹ mở đầu tư tại đây

khai-niem-tham-gia-quy-mo-dau-tu-ifund
Quỹ mở tập hợp vốn của nhiều nhà đầu tư lại với nhau

Tại sao nên tham gia đầu tư vào quỹ mở?

Đa dạng hóa

Các quỹ mở cung cấp cho nhà đầu khả năng tư tiếp cận nhiều loại tài sản khác nhau bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa trong nước và quốc tế.

Chí phí thấp (so với đầu tư cá nhân)

Khi tham gia quỹ mở, nhà đầu tư sẽ bỏ tiền để mua các chứng chỉ quỹ (CCQ). Việc giao dịch chứng chỉ quỹ mở được thực hiện mỗi ngày một lần và thông qua công ty quản lý quỹ (thị trường sơ cấp)

Một CCQ có thể bao gồm nhiều loại chứng khoán khác nhau, khi nhà đầu tư giao dịch CCQ quỹ mở nghĩa là đang thực hiện mua bán một lượng lớn chứng khoán tại cùng một thời điểm. Do đó chi phí giao dịch thường thấp hơn so với những gì mà nhà đầu tư phải trả khi đầu tư từng loại chứng khoán riêng lẻ.

Tính thanh khoản cao (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt)

Nếu nhà đầu tư có nhu cầu rút lợi nhuận thì sau khi thực hiện lệnh, tiền sẽ được chuyển về tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư vào ngày giao dịch hôm sau.

Trong trường hợp nhà đầu tư muốn rút vốn thì việc thanh khoản cũng rất dễ dàng và nhanh chóng vì quỹ mở cho phép nhà đầu tư bán lại chứng chỉ quỹ đang sở hữu cho công ty quản lý quỹ.ư

tham-gia-quy-mo-co-tinh-thanh-khoan-cao-ifund
Quỹ mở có tính thanh khoản cao

Quản lý chuyên nghiệp

Khi tham gia quỹ mở, nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều lợi thế vì có một nhà quản lý chuyên nghiệp giúp xem xét và nghiên cứu danh mục đầu tư của quỹ liên tục.

Giúp nhà đầu tư tiết kiệm thời gian tìm hiểu chứng khoán và lược bỏ những công đoạn phức tạp để đưa ra thời điểm chốt lời hiệu quả.

Sự tiện lợi

Cách thức tổ chức của quỹ mở đem lại nhiều sự tiện lợi cho nhà đầu tư khi tham gia. Đặc biệt là đối với các nhà đầu tư bận rộn và những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức tài chính chuyên sâu.

Tìm hiểu thêm về lợi ích của quỹ mở tại đây

Sự khác biệt giữa việc tham gia quỹ mở và tham gia quỹ chỉ số (index fund) là gì?

Quỹ mở đầu tư

Quỹ mở được thành lập với mục tiêu vượt lên thị trường. Danh mục đầu tư của quỹ được giám sát bởi các nhà quản lý chuyên nghiệp

Những chuyên gia này sẽ nghiên cứu và lựa chọn các chứng khoán có chất lượng tốt hơn các chỉ số Benchmark (điểm định chuẩn, tiêu chuẩn để đo lường hiệu suất của một danh mục đầu tư). Do đó, để tham gia quỹ mở thường tốn một mức chi phí quản lý quỹ khoảng 1-2%/năm

Quỹ đầu tư chỉ số (index fund)

Các quỹ chỉ số được thiết kế để phản ánh thị trường. Quỹ vận hành bằng cách đầu tư theo một chỉ số Benchmark cụ thể, chẳng hạn như S&P 500 (chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu của 500 công ty lớn nhất ở Mỹ).

Vì vậy, người quản lý quỹ không cần phải nghiên cứu thị trường liên tục nên chi phí quản lý quỹ chỉ số sẽ thấp hơn.

quy-chi-so-index-fund-ifund
Các quỹ chỉ số được thiết kế để phản ánh thị trường

So sánh quỹ mở và quỹ hoán đổi danh mục (ETF)?

Cả quỹ mở và quỹ ETF đều góp vốn từ nhiều nhà đầu tư và đầu tư số tiền đó vào chứng khoán. Do đó, nhiều nhà đầu tư có thể đầu kết hợp hai loại quỹ này. Nhà đầu tư cần xem xét nhiều yếu tố trước khi lựa chọn đầu tư

Chúng giống nhau ở điểm nào?

Cả hai quỹ thường cung cấp cho nhà đầu tư khả năng tiếp xúc đa dạng các loại tài sản, lĩnh vực hoặc một thị trường ngách cụ thể mà không cần phải mua nhiều chứng khoán riêng lẻ. Điều nay vượt trội hơn so với chỉ số Benchmark.

Điểm khác biệt chính giữa quỹ mở và quỹ ETF

Tham gia quỹ mở

Các giao dịch trong quỹ mở được thực hiện mỗi ngày một lần, với một mức giá duy nhất và tính bằng giá trị tài sản ròng (NAV) / 1 đơn vị quỹ.

Các nhà đầu tư giao dịch chứng chỉ quỹ mở thông qua công ty quản lý quỹ (thị trường sơ cấp)

Tham gia quỹ ETF

Ngoài việc giao dịch qua người quản lý quỹ, các chứng chỉ quỹ ETF còn được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và mua bán như cổ phiếu thông thường (thị trường thứ cấp).

Vì chứng chỉ quỹ ETF có thể được giao dịch như cổ phiếu nên sẽ có sự khác nhau về giá cả trong cùng một ngày.

Xem thêm để phân biệt rõ hơn quỹ mở và quỹ hoán đổi danh mục (ETF)

quy-hoan-doi-danh-muc-etf-ifund
So sánh quỹ mở với quỹ ETF

Các khoản chi phí khi tham gia quỹ mở đầu tư

Chi phí đầu tư là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của nhà đầu tư. Trước khi tham gia đầu tư quỹ mở cần tìm hiểu cách mà quỹ mở đó tính phí. Chi phí của quỹ mở thường được chia thành ba loại chính:

Chi phí quản lý quỹ

chi phí quản lý quỹ hằng năm và được tính bằng % giá trị tài sản ròng của quỹ.

Ví dụ:

Với quỹ mở iFund của Techcom Securities (TCBS) thì chi phí quản lý quỹ là 1.2%/NAV/năm

Phí mua lại

Đây là khoản chi phí mà một số công ty quản lý quỹ áp dụng khi nhà đầu tư có nhu cầu bán chứng chỉ quỹ mở lại cho công ty quản lý

Ví dụ:

Phí mua lại CCQ của iFund với nhà đầu tư dưới 1 năm là 1- 0.5%, với các nhà đầu tư trên 1 năm thì miễn phí mua lại CCQ

Phí dịch vụ chuyển đổi

Một số quỹ mở sẽ có các quỹ thành viên đầu tư vào một loại chứng khoán cụ thể nên khi nhà đầu tư của quỹ mở đó muốn chuyển đổi giữa các quỹ thành viên cũng sẽ tốn % dịch vụ.

Ví dụ:

Quỹ mở iFund bao gồm các sản phẩm đầu tư: quỹ trái phiếu Techcom (TCBF), quỹ cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF)quỹ trái phiếu linh hoạt FlexiCa$h (TCFF)

Đối với các nhà đầu tư dưới 1 năm thì phí dịch vụ là từ 1 đến 0.5%, với các nhà đầu tư trên 1 năm thì miễn phí chuyển đổi giữ các quỹ

chi-phi-khi-tham-gia-quy-mo-ifund
Chi phí quản lý quỹ mở iFund

Tìm hiểu thêm về quỹ mở iFund tại đây

Theo dõi các tin tức về quỹ mở đầu tư hằng ngày một cách nhanh chóng và dễ dàng bằng cách mở tài khoản TCBS ngay hôm nay!

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn, nhà đầu tư vui lòng liên hệ:

Tel: 1800.588.826

Mail: cskh@tcbs.com.vn

5/5 - (2 bình chọn)