Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán là gì?

quan-ly-danh-muc-dau-tu-chung-khoan-la-gi-ifund

Để các khoản đầu tư có thể hoạt động hiệu quả và đem lại lợi nhuận như mong muốn thì các nhà đầu tư cần biết cách quản lý danh mục đầu tư của mình. Khi mua chứng khoán riêng lẻ, bạn sẽ phải tự xây dựng và quản lý các tài sản trong danh mục, nhưng đối với quỹ mở, việc này sẽ được giao cho các chuyên gia giàu kinh nghiệm thực hiện.

1. Hiểu về quản lý danh mục đầu tư

Quản lý danh mục đầu tư bao gồm các công việc lựa chọn, xây dựng và giám sát các khoản đầu tư sẽ đáp ứng các mục tiêu tài chính dài hạn và khả năng chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư.

2. Tại sao cần quản lý danh mục đầu tư?

Đối với các quỹ đầu tư mở, người quản lý danh mục đầu tư của quỹ được cấp phép để làm việc thay mặt cho các khách hàng, trong khi đó, những nhà đầu tư cá nhân có thể chọn xây dựng danh mục đầu tư của riêng mình khi tự mua chứng khoán.

Cho dù là trường hợp nào thì mục tiêu cuối cùng của việc quản lý danh mục đầu tư đều là tối đa hóa lợi nhuận kỳ vọng của các khoản đầu tư trong một mức độ rủi ro thích hợp.

Việc này đòi hỏi khả năng cân nhắc điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và rủi ro trên toàn bộ các tài sản. Đôi khi bạn phải lựa chọn đánh đổi giữa mục đích tăng trưởng hay bảo toàn vốn, trái phiếu hay cổ phiếu,…

tai-sao-can-quan-ly-danh-muc-dau-tu-ifund

3. Có bao nhiêu cách để quản lý danh mục đầu tư?

Chiến lược quản lý có thể được thực hiện theo hai cách thụ động hoặc chủ động.

Quản lý thụ động

Đây là một chiến lược dài hạn. Thường được tìm thấy khi đầu tư vào các quỹ hoán đổi danh mục(ETF) và quỹ chỉ số. Những chuyên gia của quỹ sẽ xây dựng Danh mục đầu tư nhằm tạo ra hiệu suất hoạt động tương tự các điểm chuẩn có sẵn.

Quản lý chủ động

Ngược lại với quản lý thụ đông, quản lý chủ động cố gắng mang lại kết quả hoạt động tốt hơn khi so với hiệu suất của các chỉ số có sẵn, bằng cách tích cực mua và bán chứng khoán. Hầu hết các quỹ mở đầu tư đều được quản lý theo chiến lược chủ động. Người quản lý quỹ sẽ tích nghiên cứu và thẩm định để hỗ trợ việc đánh giá các khoản đầu tư tiềm năng.

co-bao-nhieu-cach-de-quan-ly-danh-muc-ifund

4. Làm thế nào để quản lý danh mục đầu tư hiệu quả?

Phân bổ tài sản

Một trong những yếu tố chính để quản lý danh mục đầu tư hiệu quả là sự kết hợp lâu dài của các loại tài sản trong danh mục. Thông thường, các tài sản này sẽ bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và tiền mặt. Đôi lúc có thể có các tài sản đầu tư thay thế, chẳng hạn như bất động sản và hàng hoá

Phân bổ tài sản dựa trên nguyên lý rằng các loại tài sản khác nhau sẽ có cách thức hoạt động khác nhau và một số loại sẽ có khả năng biến động mạnh hơn các loại tài sản khác. Việc kết hợp giữa nhiều loại tài sản giúp cung cấp sự cân bằng trong danh mục đầu tư và hạn chế rủi ro.

Một số nhà đầu tư có khả năng chịu được rủi ro thường coi trọng danh mục đầu tư bao gồm các khoản đầu tư dễ biến động hơn như cổ phiếu tăng trưởng. Những nhà đầu tư thận trọng hơn sẽ cân nhắc danh mục đầu tư bao gồm các khoản đầu tư ổn định hơn như trái phiếu và cổ phiếu có vốn hoá lớn.

Đa dạng hóa

Trong đầu tư là không thể dự đoán rủi ro một cách nhất quán. Để đầu tư thận trọng hơn cần tạo ra một rổ các chứng khoán cung cấp khả năng tiếp xúc rộng rãi với nhiều loại tài sản.

Đa dạng hóa giúp phân tán rủi ro và tiềm năng lợi nhuận từ nhiều loại tài sản. Bởi vì rất khó để biết được loại tài sản hoặc lĩnh vực nào có khả năng hoạt động vượt trội hơn so với nhóm tài sản hoặc lĩnh vực khác.

Mục đích của việc đa dạng hóa là tìm cách thu được lợi nhuận của tất cả các khoản đầu tư trong danh mục theo thời gian đồng thời làm giảm sự ảnh hưởng nếu có biến động xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào.

da-dang-hoa-ifund

5. Danh mục đầu tư của quỹ mở iFund – Techcombank

Quỹ mở iFund là một sản phẩm đầu tư tài chính của Công ty chứng khoán Techcom Securities (TCBS) thuộc quản lý của ngân hàng Techcombank

Là một quỹ mở tiêu biểu nên danh mục đầu tư của iFund sẽ đáp ứng đươc hai yếu tố là phân bố tài sản và đa dạng hoá. Các khoản đầu tư của iFund bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và khoản đầu tư ngắn hạn (trái phiếu linh hoạt). Đây đều là những chứng khoán có chất lượng tốt nhất được niêm yết trên thị trường, do đó, chiến lược đầu tư của iFund là đem lại nguồn thu nhập ổn định và bảo toàn vốn gốc cho nhà đầu tư

Ngoài ra, iFund còn có các quỹ thành viên: Quỹ cổ phiếu Top 30 TCEF, Quỹ trái phiếu TCBFQuỹ trái phiếu linh hoạt FlexiCa$h TCFF. Bạn có thể lựa chọn một hoặc nhiều quỹ thành viên của iFund để mua chứng chỉ quỹ phù hợp với nhu cầu và sở thích cá nhân của mình

Lãi suất kỳ vọng của iFund lên đến 10%/năm và mỗi quỹ thành viên sẽ đem lại tiềm năng lợi nhuận cũng như những rủi ro khác nhau. Để mua chứng chỉ quỹ iFund, nhà đầu tư mới cần mở tài khoản TCBS tại website: https://iwp.tcbs.com.vn/105C730690 và có thể làm theo hướng dẫn tại đây.

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn, nhà đầu tư vui lòng liên hệ:

Tel: 1800.588.826

Mail: cskh@tcbs.com.vn

quy-mo-ifund-la-mot-giai-phap-danh-cho-ban

5/5 - (2 bình chọn)