Cần cân nhắc điều gì khi đầu tư vào quỹ mở?

can-can-nhac-dieu-gi-khi-dau-tu-vao-quy-mo-ifund

Lựa chọn được quỹ mở phù hợp có vẻ như là một nhiệm vụ khó khăn với nhiều nhà đầu tư, nhưng nếu dành chút ít thời gian để thực hiện nghiên cứu và cân nhắc một vài điều trước khi lựa chọn đầu tư thì sẽ tăng cơ hội tìm thấy sản phẩm phù hợp.

Cân nhắc chi phí của quỹ mở

Các quỹ mở duy trì hoạt động và kiếm lợi nhuận bằng cách tính phí cho nhà đầu tư. Với vai trò là người đầu tư, bạn phải hiểu các loại phí khác nhau có thể có trong một quỹ mở trước khi lựa chọn đầu tư.

Một số quỹ mở tính phí giao dịch cho nhà nhà đầu tư. Quỹ sẽ tính phí tại thời điểm mua hoặc bán các khoản đầu tư bao gồm phí gia nhập và phí rút vốn.

Cả hai loại phí này thường được tính từ 3% đến 6% tổng số tiền được đầu tư hoặc phân phối, thậm chí con số này có thể lên tới 8,5% khiến nhiều nhà đầu tư phải cân nhắc khi lựa chọn quỹ mở

Mục đích của các loại phí này thường chỉ có ý nghĩa như một khoản hoa hồng và được sử dụng để trang trải các chi phí hành chính liên quan đến đầu tư. Tùy thuộc vào loại quỹ mở mà phí có thể được chuyển cho nhà môi giới bán chứng chỉ quỹ của quỹ mở hoặc cho chính người quản lý quỹ đó, điều này có thể dẫn đến phí quản lý thấp hơn sau này.

phi-rut-von-ifund

Phí gia nhập

Phí gia nhập được chi trả cho khoản đầu tư ban đầu khi nhà đầu tư lần đầu tiên mua chứng chỉ quỹ của quỹ mở.

Phí rút vốn

Phí rút vốn được tính khi bạn bán cổ phần của mình trong quỹ. Phí rút vốn thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, từ 5 đến 10 năm kể từ khi mua. Khoản phí này nhằm ngăn cản các nhà đầu tư mua và bán quá thường xuyên. Mức phí sẽ cao nhất trong năm đầu tiên bạn nắm giữ cổ phần, sau đó giảm dần khi nắm giữ lâu hơn.

Cân nhắc khi lựa chọn quỹ mở không tính phí giao dịch

Có một số quỹ mở không tính hai loại phí giao dịch trên. Tuy nhiên, các khoản phí khác trong quỹ này, chẳng hạn như chi phí quản lý có thể sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn.

Cần phải cân nhắc về tỷ lệ chi phí quản lý cùng với phí giao dịch của quỹ mở, điều này có thể giúp các nhà đầu tư tính toán được sơ bộ lợi nhuận thực tế có thể thu được từ việc mua quỹ mở

chi-phi-cua-quy-mo-ifund

Cân nhắc loại hình quản lý của quỹ mở

Nhà đầu tư cần xác định xem nhu cầu đầu tư của bản thân phù hợp với quỹ mở được quản lý chủ động hay thụ động. Cả hai loại quỹ này đều có thể có nắm giữu hàng nghìn cổ phiếu, trái phiếu, dẫn đến một danh mục đầu tư rất đa dạng.

Các quỹ mở được quản lý chủ động

Đối với các quỹ mở được quản lý chủ động, người quản lý quỹ sẽ thay mặt các nhà đầu tư đưa ra quyết định về việc nên đưa loại chứng khoán hay nhóm tài sản nào vào danh mục của quỹ.

Các chuyên gia sẽ thực hiện rất nhiều nghiên cứu về các khoản đầu tư và xem xét các lĩnh vực, nguyên tắc cơ bản của tổ chức phát hành, xu hướng kinh tế cũng như các yếu tố kinh tế vĩ mô khi đưa ra quyết định đầu tư.

Các quỹ này có mục tiêu đầu tư là hoạt động tốt hơn so với một chỉ số chuẩn (Benchmark) của thị trường và tùy thuộc vào từng loại quỹ. Chi phí hoạt động của quỹ mở được quản lý chủ động khoảng từ 0,6% đến 1,5%/năm và cũng cần được cân nhắc vì thường cao hơn so với quản lý thụ động.

cac-quy-mo-duoc-quan-ly-chu-dong-ifund

Các quỹ mở được quản lý thụ động

Các quỹ này thường được gọi là quỹ chỉ số, với phương châm hoạt động là theo dõi và nhân bản hiệu suất của một chỉ số chuẩn. Phí thường thấp hơn so với các quỹ được quản lý chủ động và khoảng 0,15%. Các quỹ thụ động không thường xuyên giao dịch tài sản trong quỹ trừ khi thành phần của chỉ số chuẩn thay đổi.

Doanh thu thấp này dẫn đến chi phí hoạt động cũng sẽ quỹ thấp hơn. Vì các quỹ được quản lý thụ động không giao dịch nhiều như các quỹ được quản lý chủ động, nên không tạo ra nhiều thu nhập chịu thuế. Đây có thể là một cân nhắc quan trọng đối với nhiều nhà đầu tư quỹ mở.

cac-quy-mo-duoc-quan-ly-thu-dong-ifund

Cân nhắc về người quản lý quỹ mở và thành tựu trong quá khứ

Nghiên cứu hoạt động trong quá khứ

Như với tất cả các khoản đầu tư khác, điều cần cân nhắc là kết quả hoạt động trong quá khứ của quỹ mở. Để đạt được điều đó, sau đây là danh sách các câu hỏi mà các nhà đầu tư tương lai nên tự hỏi khi xem xét hồ sơ:

  • Người quản lý quỹ có đưa ra kết quả phù hợp với lợi nhuận thị trường chung không?
  • Quỹ có biến động mạnh hơn các chỉ số chính không?
  • Doanh thu cao bất thường có thể gây ra chi phí và nghĩa vụ thuế đối với các nhà đầu tư không?

Câu trả lời cho những câu hỏi này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về cách người quản lý danh mục đầu tư hoạt động trong các điều kiện nhất định và minh họa xu hướng lịch sử của quỹ về doanh thu và lợi nhuận.

nghien-cuu-hoat-dong-trong-qua-khu-ifund

Xem xét triển vọng của quỹ

Trước khi lựa chọn đầu tư vào một quỹ, bạn nên xem lại các tài liệu về đầu tư. Bản cáo bạch của quỹ sẽ cung cấp một số ý tưởng về triển vọng và giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ trong những năm tới. Cũng nên cân nhắc về các xu hướng chung của ngành và thị trường có thể ảnh hưởng đến hoạt động của quỹ.

Trong số các quỹ được đánh giá là có triển vọng nhất trên thị trường hiện nay, Quỹ mở iFund của Techcom Securities (TCBS) là giải pháp ngày càng được nhiều nhà đầu tư chú ý và quan tâm

quy-mo-ifund-la-mot-giai-phap-danh-cho-ban

iFund là một quỹ mở được xây dựng và quản lý bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm. Đạt tỷ suất sinh lời trong dài hạn đạt mức cao: 6 – 12 %/năm, với số tiền khởi điểm chỉ từ 10.000 đồng.

Khi tham gia iFund từ 1 năm trở lên, nhà đầu tư không bị tính phí mua lại và có thể rút vốn khi cần. Tính thanh khoản cao giúp nhà đầu tư có thể bán chứng chỉ quỹ hàng ngày mà vẫn nhận được tiền lãi theo thời gian thực gửi.

iFund có tỷ lệ chi phí quản lý quỹ ở mức hợp lý 1,2%/NAV/năm, để đảm bảo duy trì hoạt động của quỹ luôn ở mức tốt. Nhà đầu tư tham gia iFund bằng cách mở tài khoản TCBS online và bắt đầu đặt lệnh mua chứng chỉ quỹ. Hướng dẫn mở tài khoản chi tiết cho nhà đầu tư tại đây