Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm những yếu tố được quy định dựa trên các nguyên tắc cụ thể. Trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán, vốn chủ sở hữu là một trong những vấn đề được nhiều người chú ý đến. Đây là một trong những yếu tố góp phần tạo nên nguồn vốn cho doanh nghiệp. Nắm rõ được các khái niệm cũng như các đặc điểm của vốn sở hữu để nhà đầu tư dễ dàng chinh phục thị trường hơn. Bên cạnh đó, điều mà nhiều trader vẫn hay quan tâm đến đó là các quỹ thuộc nguồn vốn này. Vậy nên chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để rõ hơn về nội dung vấn đề nhé bạn.
Mục Lục
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm – Vốn chủ sở hữu là gì?
Giá trị của doanh nghiệp sẽ được quyết định một phần dựa vào nguồn vốn sở hữu. Đây được xem là một phần không thể thiếu để doanh nghiệp có thể hoạt động tốt hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khái niệm về vốn sở hữu và những yếu tố liên quan đến vốn chủ sở hữu.
Khái niệm vốn chủ sở hữu
Thật ra, vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp vẫn chưa được Luật doanh nghiệp đưa ra một khái niệm cụ thể nào. Tuy nhiên quá quá trình đầu tư, chúng ta có thể hiểu khái niệm về nguồn vốn chủ sở hữu như sau. Vốn chủ sở hữu còn co tên gọi bằng tiếng Anh là Equity. Đây chính là số vốn từ các chủ sở hữu mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn này thường do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn; hoặc có thể được hình thành từ kết quả kinh doanh, vì vậy nguồn vốn này không phải là một khoản nợ. Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn. Đây được xem như một trong những nguồn tài trợ thường xuyên cho doanh nghiệp.
Những yếu tố thuộc vốn chủ sở hữu
Thông thường, vốn chủ sở hữu sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các khoản mục đó được quy định cụ thể trong vốn sở hữu. Bao gồm:
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu.
- Thặng dư vốn cổ phần.
- Vốn khác của chủ sở hữu.
- Cổ phiếu quỹ.
- Chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái.
- Quỹ đầu tư phát triển.
- Quỹ dự phòng tài chính.
- Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
- Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
- Nguồn kinh phí và các quỹ khác.
Cách tính vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Vốn chủ sở hữu được tính dựa trên các công thức khá đơn giản. Bạn chỉ cần tìm ra được hai số liệu đó là tổng tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp thì đã có thể biết được vốn chủ sở hữu là bao nhiêu. Công thức áp dụng:
Vốn chủ sở hữu (VCSH) = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Trong đó:
- Tổng tài sản sẽ bao gồm tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn.
- Nợ phải trả thường bao gồm các khoản như phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả nội bộ, vay và nợ thuê tài chính, nhận ký quỹ, ký cược, người mua ứng trước tiền hàng, phải trả phải nộp khác,…
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm
Để biết được các quỹ nào thuộc vốn chủ sở hữu chúng ta cần dựa vào Điều 72. Tài khoản 418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. Trong này sẽ bao gồm các nguyên tắc kế toán, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu; cùng với đó là phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu. Cụ thể bạn có thể hiểu về nội dung như sau.
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm – Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. Các quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ lợi nhuận sau thuế. Việc trích và sử dụng quỹ khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu phải theo chính sách tài chính hiện hành đối với từng loại doanh nghiệp hoặc theo quyết định của chủ sở hữu.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 418 các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu
- Bên Nợ: Tình hình chi tiêu, sử dụng các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.
- Bên Có: Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu tăng do được trích lập từ lợi nhuận sau thuế.
Số dư bên Có: Số quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu hiện có.
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
- a) Trích lập quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu.
- b) Khi sử dụng quỹ, ghi:
Nợ TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có các TK 111, 112.
- c) Khi doanh nghiệp bổ sung vốn điều lệ từ các Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp phải kết chuyển sang Vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:
Nợ TK 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (4111).
Kết luận – Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm
Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu bao gồm được quy định cụ thể tại các Điều Luật. Những thông tin này có thể sẽ khiến bạn chưa khỏi phân vân về vấn đề này. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng vốn chủ sở hữu có tầm quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Nếu bạn muốn tham gia vào thị trường này thì bạn có thể tham gia ngay tại sàn chứng khoán TCBS. Đây hứa hẹn sẽ mang đến cho nhà đầu tư những trải nghiệm thú vị và cơ hội đầu tư hiệu quả.
Bài viết liên quan