Các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán

Chỉ báo kỹ thuật chứng khoán là công cụ không thể thiếu để giúp những nhà phân tích kỹ thuật đo lường được các biến động giá, xác định xu hướng thị trường từ đó ra quyết định giao dịch. Vậy có các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán nào đang được sử dụng nhiều nhất, hiệu quả nhất hiện nay? Theo dõi ngay bài viết dưới để có câu trả lời nhé!

Các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán

Các chỉ báo phân tích kỹ thuật chứng khoán là gì?

Chỉ báo kỹ thuật (technical indicator) là công cụ tính toán dựa trên dữ liệu giá, khối lượng hay lãi suất mở của một chứng khoán để xác định xu hướng, sức mạnh thị trường; hoặc đưa ra những dự đoán về sự thay đổi giá trong tương lai.

Chỉ báo kỹ thuật được các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật sử dụng.  Một số chỉ báo kỹ thuật phổ biến gồm có: chỉ số sức mạnh tương quan (RSI), Stochastic, đường MACD và dải Bollinger,…

Xem thêm: Cách tính lợi nhuận đầu tư

Vì sao nên sử dụng các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán?

Như đã nói ở trên, chỉ báo kỹ thuật chứng khoán được các nhà giao dịch theo phương pháp phân tích kỹ thuật sử dụng để hiểu rõ hơn về cung, cầu của cổ phiếu và tâm lý thị trường. Nhờ vậy, họ có thể đưa ra quyết định mua vào, nắm giữ hay bán ra. Các nhà giao dịch thường sử dụng nhiều chỉ báo kỹ thuật khác nhau khi phân tích một chứng khoán. 

Tiếp theo, mình sẽ giới thiệu 7 chỉ báo kỹ thuật quan trọng trong chứng khoán, để bạn cân nhắc lựa chọn phù hợp cho bộ công cụ giao dịch của mình.

Vì sao nên sử dụng chỉ báo kỹ thuật?

Các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán quan trọng được sử dụng phổ biến hiện nay

Chỉ báo khối lượng giao dịch cân bằng (On-Balance Volume – OBV)

Chỉ báo khối lượng cân bằng (OBV) giúp nhà đầu tư đo lực mua và lực bán của một chứng khoán theo thời gian. Chỉ số OBV sử dụng sự tăng, giảm của khối lượng để dự đoán những thay đổi trong giá cổ phiếu.

Đây là loại chỉ báo đo lường khối lượng giao dịch và có tính lũy kế. Có nghĩa là vào những ngày giá tăng lên, khối lượng của ngày hôm đó sẽ được cộng vào tổng OBV. Và nếu giá giảm, khối lượng của ngày đó được trừ khỏi tổng OBV.

Chỉ báo khối lượng giao dịch cân bằng (On-Balance Volume – OBV)

Nếu giá không đổi so với ngày hôm qua thì OBV không đổi. Khi khối lượng những ngày giá tăng đi nhanh hơn những ngày giá giảm, giá trị OBV sẽ tăng và ngược lại. OBV tăng, nó cho thấy lực mua tăng và giá sẽ được đẩy lên cao hơn. OBV giảm thì lực bán tăng và giá giảm xuống thấp hơn. Với nguyên lý này, OBV hoạt động giống như một công cụ xác nhận xu hướng. Nếu giá và OBV đang tăng, điều đó giúp chỉ ra sự tiếp tục của xu hướng.

Các trader sử dụng OBV cũng theo dõi sự phân kỳ. Sự phân kỳ xảy ra khi chỉ báo và giá đi theo các hướng khác nhau. Nếu giá đang tăng nhưng OBV lại giảm, thì có thể xu hướng không được hỗ trợ bởi những người mua mạnh và sẽ sớm có sự đảo chiều.

Các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán

Đường tích lũy/ phân phối (Accumulation/Distribution Line – A/D)

Đường A/D là một trong những chỉ báo được sử dụng nhiều nhất để xác định dòng tiền vào và ra của một cổ phiếu.

Công thức tính A/D

Công thức tính bao gồm cả mức giá và khối lượng: so sánh tương quan giữa mức giá đóng cửa với mức cao nhất và thấp nhất trong thời gian nhất định; và đem nhân với khối lượng giao dịch. 

Vì kết hợp giữa giá và khối lượng, cho nên đường A/D được dùng để phán đoán hành vi và tâm lý của các nhà giao dịch. Để xem liệu thị trường đang tích lũy (lực mua mạnh hơn lực bán, khả năng đẩy giá tăng); hay phân phối (lực bán mạnh hơn lực mua đẩy giá giảm)

Đường A/D cũng giống như OBV, nhưng thay vì chỉ xem xét mức giá đóng cửa của cổ phiếu trong một khoảng thời gian cụ thể; thì đường A/D còn tính đến phạm vi giao dịch (trading range); và vị trí mức giá đóng cửa trong phạm vi đó.

Đường tích lũy/ phân phối (Accumulation/Distribution Line – A/D)

Phạm vi giao dịch của đường A/D

Phạm vi giao dịch chính là phạm vi giữa mức giá cao và giá thấp, hoặc giá chào mua và chào bán, được ghi nhận trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu một cổ phiếu đóng cửa ở gần mức giá cao; thì chỉ báo sẽ cho thấy khối lượng lớn hơn so với khi nó đóng cửa tại mức giá nằm gần điểm giữa của phạm vi giao dịch.

  • Nếu đường A/D tăng, có nghĩa có nhiều người đang muốn mua vào; vì cổ phiếu đóng cửa tại mức giá cao hơn điểm giữa của vùng giao dịch. Điều này giúp xác nhận xu hướng tăng. 
  • Ngược lại, nếu A/D giảm, thì có nghĩa với việc giá đang kết thúc ở điểm thấp hơn của phạm vi hàng ngày, khi đó khối lượng cũng giảm. Điều này giúp xác nhận xu hướng giảm.

Các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng đường A/D cũng theo dõi sự phân kỳ. Nếu A/D đang giảm trong khi giá đang tăng; tín hiệu này cho thấy có áp lực bán trên thị trường và giá có khả năng sẽ đảo chiều giảm xuống.

Còn nếu giá có xu hướng giảm và A/D bắt đầu tăng, có thể báo hiệu giá sắp đảo chiều đi lên. 

Phạm vi giao dịch

Chỉ báo định hướng trung bình (Average Directional Index – ADX)

Chỉ báo định hướng trung bình được sử dụng để đo lường xu hướng của cổ phiếu. Khi ADX nằm trên mức 40, xu hướng được coi là khá rõ ràng. Và có thể lên hoặc xuống, tùy thuộc vào hướng biến động của giá.  Khi ADX dưới 20, cổ phiếu không có xu hướng rõ ràng hoặc không có xu hướng. 

ADX là đường chính trên chỉ báo. Có hai đường bổ sung có thể được hiển thị tùy chọn là đường Chỉ báo định hướng dương – Positive Directional Indicator (DI+) màu xanh lá; và đường Chỉ báo định hướng âm – Negative Directional Indicator (DI-) màu đỏ.

ADX được hình thành từ phép tính của hai đường DI+ và DI-. Cả ba đường kết hợp với nhau để hiển thị hướng và sức mạnh của xu hướng.

  • Khi ADX trên 20 và đường DI+ lên phía trên DI-: Xác nhận xu hướng tăng.
  • Khi ADX dưới 20 và đường DI- lên phía trên DI+: Xác nhận xu hướng giảm.
  • Khi ADX dưới 20 cho thấy cổ phiếu không có xu hướng rõ ràng; hoặc đang trong thời kỳ dao động, khi đó DI- và DI+ thường cắt nhau.
Chỉ báo định hướng trung bình (Average Directional Index – ADX)

Chuyển động trung bình hội tụ/ phân kỳ (Moving Average Convergence Divergence – MACD)

MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Đây là chỉ báo trong phân tích kỹ thuật giúp nhìn thấy hướng đi và độ mạnh của xu hướng giá. MACD cũng cung cấp các tín hiệu giao dịch để nhà đầu tư ra quyết định.

Chỉ báo này bao gồm hai đường là: đường MACD và đường tín hiệu. Khi MACD cắt và nằm dưới đường tín hiệu, giá đang đi xuống. Khi đường MACD cắt và nằm trên đường tín hiệu, giá đang có xu hướng đi lên.

Mức 0 trên đồ thị MACD được sử dụng như một mức tham chiếu để xác định tín hiệu mua vào hay bán ra.

Khi đường MACD đang ở dưới mức 0 cho thấy thị trường đã bước vào thời kỳ giá xuống; và nếu MACD cắt và nằm dưới đường tín hiệu, đó có thể là tín hiệu để nhà đầu tư bán ra trước khi giá tiếp tục giảm.

Chuyển động trung bình hội tụ/ phân kỳ (Moving Average Convergence Divergence – MACD)

Chỉ số sức mạnh tương đối (Relative Strength Index – RSI)

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo động lượng, có 3 mục đích sử dụng chính. Chỉ số RSI di chuyển từ 0 đến 100, thể hiện mức độ thay đổi giá cổ phiếu so với biến động giá trong quá khứ. Cho nên, các mức RSI giúp đánh giá biến động và sức mạnh của xu hướng giá.

RSI là một chỉ báo chỉ ra các cổ phiếu quá mua và quá bán

RSI là một chỉ báo kỹ thuật chứng khoán với mục đích sử dụng cơ bản nhất chính là chỉ ra các cổ phiếu quá mua, cổ phiếu đang được giao dịch cao hơn giá trị nội tại của nó; và quá bán, cổ phiếu đang giao dịch tại mức giá thấp và có khả năng giá sẽ bật lên.

Khi RSI di chuyển trên mức 70, cổ phiếu được coi là quá mua và giá có thể giảm. Khi RSI xuống dưới 30, cổ phiếu đang bị bán ra quá nhiều và có thể sẽ tăng giá. Thế nhưng, giả định này chỉ mang tính tương đối.

Vậy nên, một số các trader thường đợi RSI tăng trên mức 70; và sau đó giảm xuống trước khi bán, hoặc giảm xuống dưới 30. Và sau đó tăng trở lại trước khi mua.

RSI là một chỉ báo chỉ ra các cổ phiếu quá mua và quá bán

RSI còn mục đích để xác định sự phân kỳ

Khi chỉ báo kỹ thuật chứng khoán RSI cứ di chuyển theo một hướng, giá di chuyển theo hướng ngược lại. Điều đó cho thấy xu hướng giá hiện tại đang yếu dần và có thể sẽ sớm đảo chiều.

Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự

RSI có mục đích thứ 3 chính là để xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Trong xu hướng tăng, một cổ phiếu thường sẽ giữ trên mức 30 và thường xuyên đạt 70 hoặc cao hơn. Khi một cổ phiếu đang trong xu hướng giảm, chỉ số RSI thường ở dưới mức 70 và thường đạt tới 30 hoặc thấp hơn.

Xác định các mức hỗ trợ và kháng cự

Bollinger Bands

Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật kết hợp giữa đường trung bình động (Moving Average) và độ lệch chuẩn. 

Cấu tạo của chỉ báo này bao gồm một đường trung bình động ở giữa và hai đường biên trên, biên dưới với độ biến động 2% so với đường ở giữa; cho phép các nhà giao dịch so sánh độ biến động và mức giá tương đối của một đồng tiền trong một khoảng thời gian nhất định.

Bollinger Bands có rất nhiều tính năng hữu dụng và một trong những tính năng riêng biệt của nó là hiện tượng “thắt nút cổ chai”. Hiện tượng này xảy ra khi 2 đường biên thu hẹp lại, cảnh báo là thị trường sắp có sự biến động mạnh. Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể nhận biết một thị trường đang quá bán khi giá ở gần biên dưới. Và ngược lại, thị trường đang quá mua khi giá ở gần biên trên.

Độ biến động quá lớn của thị trường giúp cho Bollinger Bands phát huy rất tốt những thế mạnh của mình. Và chúng ta sẽ có những chiến lược giao dịch khác nhau tùy thuộc vào độ biến động đó.

Bollinger Bands thường được sử dụng như công cụ để đo biến động thị trường; từ đó dự báo giá và chu kỳ giá trong tương lai. Đồng thời xác định khả năng tiếp tục hay dừng lại của một xu hướng, các giai đoạn củng cố, sự biến động tăng trưởng đột phá…

Bollinger Bands

Fibonacci

Tương tự như các công cụ phân tích kỹ thuật khác Fibonacci được sử dụng để xác định mô hình giao dịch nhất định. Cụ thể, nó được sử dụng để xác định các đỉnh và đáy, các mức hỗ trợ và kháng cự để đưa ra các khả năng biến động giá. 

  • Fibonacci là một chuỗi các số trong đó mỗi số là tổng của hai số trước đó.  
  • Dãy Fibonacci cơ bản là: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144 …

Khi phân tích biểu đồ, các nhà giao dịch sẽ xác định hai điểm cực trị, tức là giá tối đa và giá tối thiểu; và chia khoảng cách giữa chúng bằng các tỷ lệ Fibonacci: 23,6%, 38,2%, 50%, 61,8% và 100%. Kỹ thuật này dựa trên giả định rằng ranh giới của từng phân khúc đại diện cho một điểm đảo chiều tiềm năng, trong đó mô hình từ phân khúc trước sẽ được nhân rộng.

Fibonacci

Lời kết về các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán

Có rất nhiều những chỉ báo kỹ thuật được các nhà phân tích kỹ thuật và các trader sử dụng trong giao dịch chứng khoán. Việc nắm rõ cách sử dụng của từng loại chỉ báo này sẽ giúp các nhà giao dịch có được các quyết định chính xác hơn.

Trên đây chỉ là các chỉ báo kỹ thuật chứng khoán phổ biến được sử dụng nhiều để thực hiện phân tích kỹ thuật. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn các chỉ báo phù hợp nhất với chiến lược giao dịch của mình. Chúc bạn có những giao dịch thành công!

Bài viết liên quan